
Bạn đã bao giờ bị vật nặng rơi trúng chân khiến ngón chân bị dập hay chưa? Cảm giác như thế nào? Đau đớn đến tột cùng đúng không? Bởi đầu chân có rất nhiều dây thần kinh thụ cảm nên việc đau đớn như vậy là điều dễ hiểu thôi.
Chính vì vậy, việc sơ cứu kịp thời giúp giảm đau và tránh gây ảnh hưởng về sau là điều hết sức quan trọng và cần thiết
Vậy phải Làm gì khi móng chân bị dập. Bài viết này. Tiệm nail Trúc Chi sẽ chia sẻ đến bạn những cách xử lý hiệu quả khi móng chân bị dập. Tham khảo ngay nào!
1. Lấy đá chườm ngay chỗ ngón chân bị dập

Bạn hãy lấy một một chiếc khăn bông mềm. Sau đó bỏ đá vào khăn quấn tròn lại rồi giữ túi này chườm lên vùng bị tổn thương giữ trong vòng 20 phút.
- Hãy nhớ:
Thực hiện một cách liên tục 1 – 2 giờ đồng hồ trong vòng 24 giờ đầu tiên. Sau đó sang ngày thứ hai, thứ ba thì chỉ cần 3 – 4 lần thôi. Điều này sẽ giúp tan cục máu đông ở ngón chân
Với phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể ngâm chân trực tiếp vào trong nước đá thay vì chườm
Tức bạn sẽ sử dụng 1 bát nước có bỏ đá. Sau đó lấy chân bị dập ngâm vào chậu nước.
Phương pháp này có thể gây khó chịu cho bạn khi thực hiện. Nhưng nó sẽ giúp bạn giảm được đau và giảm phù nề sau này
2. Sử dụng thuốc giảm đau

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp bạn bớt đau mà còn giảm được tình trạng viêm nhiễm sau này nữa.
Ngoài ra, bạn có thể nghe nhạc hoặc xem phim để tạo cảm giác dễ chịu, quên đi cơn đau tạm thời.
3. Làm gì khi móng chân bị dập – Băng bó ngón chân

Móng chân có thể bị gãy, bong, bầm dập hoặc tụ máu. Nếu trường hợp, móng của bạn bị bong một phần thì bạn nên bôi kem kháng sinh. Và băng bó để tránh những tác động làm bong tróc móng.
Còn nếu tụ máu quá lớn thì tốt nhất bạn nên đi đến trung tâm y tế để khám
Tại sao ư? Bởi khi tụ máu bầm nhiều thì bác sĩ sẽ khoang 1 lỗ nhỏ ở móng giúp máu dễ dàng lưu thông, giảm đau cho bạn.
Việc này cần phải thực hiện trong vòng 24h đầu khi ngón chân của bạn bị dập, bởi nếu để lâu thì máu sẽ đông lại rất khó để hút ra.
Ngoài ra, khi đến bác sĩ bạn sẽ được theo dõi trường hợp có thể bị sốt. Bị nhiễm trùng như ngưng mủ, sưng, nóng đỏ,…
4. Nâng cao vùng tổn thương để giảm đau
Đây là cách giúp bạn sơ cứu ngay tức thì bằng cách nâng cao vùng bị tổn thương (cần làm trong vòng 48 giờ đầu)
Làm gì khi móng chân bị dập. Sau khi bị dập, bạn sẽ ngồi ở tư thế thuận tiện nhất. Sau đó dùng chăn hoặc gối êm đặt bàn chân lên. Nên để chân bị dập cao ngang tim.
Làm sao để bảo vệ ngón chân khỏi bị dập?
Tránh dồn áp lực lên ngón chân.
Ngay cả các hoạt động bình thường hàng ngày cũng có thể gây đau đớn. Nếu bạn đi lại trên ngón chân bị vấp. Để giảm đau và sưng thêm. bạn cần dồn một phần trọng lượng lên gót chân trong khi đứng và đi lại. Tuy nhiên cách này khiến bạn khó giữ thăng bằng. Và việc dồn toàn bộ trọng lượng lên gót chân. Có thể khiến việc đi lại trở nên khó khăn và dần dần gây đau gót chân. Bạn nên cố gắng chỉ giảm áp lực vừa đủ lên ngón chân để tránh đau khi đi lại.
- Khi dấu hiệu sưng ở ngón chân bị vấp đã giảm. Bạn có thể dùng miếng đệm mỏng (ví dụ như đế lót giày dạng gel). Để giảm đau khi đi lại.
- Nếu cơn đau ở ngón chân không giảm sau 1-2 tiếng. Bạn nên ngừng các hoạt động thể chất như chơi thể thao trong vài ngày. Cho đến khi không còn thấy đau.
Đảm bảo giày hoặc dép có đủ không gian cho ngón chân.
Giày ôm chật có thể khiến ngón chân sưng đau bị kích ứng hơn. Nếu có thể, bạn nên chọn đôi giày rộng và thoải mái sau khi bị chấn thương để bảo vệ ngón chân khỏi áp lực. Nếu không có giày để thay, bạn có thể thử nới lỏng dây giày.
- Giày hở ngón như xăng-đan và dép xỏ ngón. Là lựa chọn tốt nhất vì chúng không những không dồn áp lực lên đầu ngón chân. Hai bên ngón chân mà còn tạo điều kiện cho bạn dễ dàng chườm lạnh, thay băng gạc,…
Đặc biệt nâng cao ngón chân đau.
Một cách tuyệt vời khác giúp giảm sưng là nâng ngón chân bị vấp cao hơn thân người khi ngồi hoặc nghỉ ngơi. Ví dụ, bạn có thể dùng vài chiếc gối để nâng cao ngón chân trong khi nằm. Nâng ngón chân sưng cao hơn cơ thể để tim khó bơm máu đến ngón chân. Điều này khiến máu từ từ chảy khỏi khu vực bị sưng và giúp giảm sưng. Mặc dù về cơ bản thì không thể nâng cao ngón chân bị thương. Khi đứng hoặc đi lại nhưng bạn có thể tận dụng thời gian để làm như vậy bất kỳ khi nào ngồi hoặc nằm trong thời gian dài.
Trên đây là các mẹo giúp bạn sơ cứu khi móng chân bị dập, bầm dập móng chân mà Tiệm nail Trúc Chi muốn chia sẻ đến với mọi người một cách hiệu quả mà đơn giản. Hãy nhớ luôn luôn nâng niu và bảo vệ bàn chân của mình nhé!
Để lại một phản hồi